Thái Bình: Liên hiệp Hội tổ chức Hội thảo “Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển bền vững ngành chăn nuôi tỉnh Thái Bình”
TS. Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Những năm qua, chăn nuôi là ngành
sản xuất chính, đóng góp giá trị lớn và có nhiều tiềm năng phát triển trong sản
xuất nông nghiệp của Thái Bình. Giá trị sản xuất chăn nuôi liên tục góp phần
quan trọng trong giữ vững tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của ngành nông nghiệp
tỉnh Thái Bình qua các năm. Tuy vậy, tình hình chăn nuôi của tỉnh vẫn tồn tại
nhiều khó khăn, thách thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Đức – Trưởng Ban KHCN, Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ ý kiến tại Hội thảo
Ảnh: Hoàng Lanh
Tại Hội
thảo, đa số các ý kiến nhất trí cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự thiếu ổn định
của ngành chăn nuôi tại Thái Bình là do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao, chưa liên kết hợp tác với
nhau để tạo thành vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa; mặt khác, sản phẩm chăn
nuôi bán ra phần lớn qua các thương lái thu gom và tiêu thụ nguyên con, chưa
qua giết mổ và chế biến, việc liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế
biến, tiêu thụ sản phẩm lỏng lẻo; còn vắng bóng các doanh nghiệp đầu tư trong
ngành chăn nuôi. Nguồn vốn trong chăn nuôi vẫn còn thiếu, người chăn nuôi khó
tiếp cận nguồn vốn trong sản xuất, đặc biệt là nguồn vốn vay dài hạn, số lượng
lớn. Do hậu quả của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng đến
sức mua của thị trường; giá thành sản phẩm chăn nuôi không ổn định dẫn việc đầu
tư vào sản xuất chăn nuôi còn dè dặt, hạn chế. Bên cạnh đó, tình trạng giết mổ
chủ yếu là thủ công, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là nguyên
nhân làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi. Chất lượng các mặt hàng
chăn nuôi trong tỉnh không đồng đều, một số mặt hàng chính như thịt lợn, thịt
gà màu chưa tạo được thương hiệu nên khả năng cạnh tranh chưa cao. Do vậy, hiệu
quả sản xuất chăn nuôi của tỉnh Thái Bình vẫn còn thấp và thiếu tính bền vững.
Các đại biểu trao đổi ý kiến tại Hội thảo
Ảnh: Hoàng Lanh
Để thúc đẩy chăn nuôi
trong tỉnh ngày càng phát triển, Hội thảo đã đưa ra nhiều giải pháp về xây dựng
và phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi. Đại biểu Nguyễn Xuân Kiên – Công ty
TNHH Nam Anh, Việt Hùng, Vũ Thư cho rằng: Thái Bình cần tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong việc sản xuất, chế biến và
sử dụng sản phẩm chăn nuôi đảm bảo ATTP, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm;Tăng
cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi trên các phương tiện
thông tin, truyền thông đến đông đảo người tiêu dùng; Tổ chức các hội chợ, hội
nghị quảng bá, giới thiệu sản phẩm sản xuất theo chuỗi với thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài. Tích cực, chủ động trong sản xuất chăn nuôi theo
chuỗi, áp dụng khoa học công nghệ, quy trình chăn nuôi VietGAHP, thực hiện
chứng nhận trang trại chăn nuôi VietGAHP để nâng cao chất lượng, sản phẩm đảm
bảo ATTP, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
tỉnh, ngoài tỉnh và tiến tới xuất khẩu; Thực hiện tốt liên kết theo chuỗi ngang
thành các THT, HTX, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, thường xuyên, đồng đều về
chất lượng để thu hút các đối tác trong cung cấp đầu vào (sản xuất thức ăn, con
giống, thuốc thú y) và đối tác tiêu thụ sản phẩm (các cơ sở, doanh nghiệp giết
mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi)…

Đại biểu Quách Thước –
Chủ tịch Hội KHKT phát triển trang trại Thái Bình bổ sung, nhấn mạnh: Cần đổi
mới mô hình tổ chức quản lý, lồng ghép chương trình, dự án đầu tư phát triển
đồng bộ cơ sở hạ tầng các chợ và trung tâm thương mại, củng cố, phát triển chợ
nông thôn, mạng lưới thu mua, các chợ đầu mối... khơi thông thị trường sản phẩm
chăn nuôi. Vận động các nhà phân phối, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể
lựa chọn, sử dụng sản phẩm sản xuất theo chuỗi để có đầu ra ổn định; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiêu thụ và
chế biến thịt lợn và gia cầm lạnh. Đây là giải pháp về lâu dài để thúc đẩy hình
thành chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn và gia cầm bền vững, quy mô lớn. Thực
hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong đầu tư nhằm huy động nguồn lực từ người
dân, doanh nghiệp, tổ chức; tăng cường hợp tác, phát triển kinh tế đối ngoại,
thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Riêng đối với chăn nuôi lợn, cần thiết
phải đầu tư dây chuyền giết mổ đạt chuẩn để đảm bảo cho chuỗi liên kết sản xuất
liên tục, thuận lợi phát triển.
Đ/c Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phát biểu bế mạc Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội
thảo, đ/c Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Liên hiệp Hội cam kết, Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật sẽ tập hợp các ý kiến tham luận của đại biểu, tham mưu với lãnh đạo
tỉnh để ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi của Thái
Bình phát triển bền vững.